Để cây sầu riêng có thể phục hồi tốt, nhà vườn cần có một chế độ chăm sóc sau thu hoạch hợp lý, khoa học.

Các loại cây ăn trái lâu năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần được chăm sóc tốt để phục hồi, chuẩn bị dưỡng chất cho mùa vụ tiếp theo.

Cây sầu riêng cũng vậy. Sau mỗi vụ trái, bên cạnh niềm vui thu hoạch, nông dân trồng sầu riêng cũng có rất nhiều nỗi lo:

- Vì sao vườn sầu riêng của tôi có vẻ suy kiệt sau một vụ trái?

- Vườn sầu riêng của tôi năm đạt-năm thất, lý do vì sao?

- Vì sao vườn cây chậm phục hồi mặc dù đã bón nhiều phân?

- Chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch như thế nào để hiệu quả nhất?

Đây là những câu hỏi mà Big Crop nhận được khá nhiều khi thực hiện tư vấn kỹ thuật tại vườn cho bà con nông dân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây sầu riêng kiệt sức sau thu hoạch, có thể liệt kê một vài nguyên nhân chính như sau:

- Ảnh hưởng sau quá trình siết nước trong giai đoạn làm bông.

- Sử dụng hóa chất, phân bón hóa học quá liều.

- Để lại nhiều quả trên cùng một cây.

- Nhiễm mặn vào mùa khô, …

Để cây có thể phục hồi tốt, nhà vườn cần có một chế độ chăm sóc sau thu hoạch hợp lý, khoa học. Việc phục hồi cây có thể bắt đầu thực hiện trong giai đoạn thu đợt trái cuối cùng. Các bước chăm sóc sầu riêng sau thu hoạch như sau:

1.Cắt tỉa cành nhánh, làm bồn, dọn vườn sau thu hoạch:

Chọn ngày nắng ráo, cắt bỏ cành sâu bệnh, cành khô, cành tăm nhỏ yếu, cành sát mặt đất.

Tạo cây có hình tháp, tán dù, cành cây không che phủ lẫn nhau.Sửa bồn tiêu thoát nước tốt, không bị đọng nước.

Dọn sạch tàn dư thực vật quanh gốc, dưới tán cây.

2.Xử lý đất, rửa vườn, bón phân:

Trong quá trình phục hồi vườn để chuẩn bị cho mùa sau, bước quan trong nhất mà nhà vườn cần lưu ý là rửa vườn. Bà con tuyệt đối không được bỏ qua bước này bởi vì:

Giai đoạn này sức đề kháng của cây trồng rất kém, dễ nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, những vết thương do quá trình thu hoạch trái cũng mở đường cho nấm và vi khuẩn tấn công.

Nếu không rửa vườn kỹ, nấm bệnh có thể ẩn nấp và là nguồn bệnh tấn công lên bông và trái sau này.

Cách xử lý: Sau khi tỉa cành xong, tiến hành phun xịt Z111 trên lá và tưới dưới gốc liền cho cây.

Ngoài ra tùy theo tình trạng mỗi vườn, nhà vườn cần áp dụng phương pháp xử lý riêng.

Vườn cây ít bị nấm bệnh:

Tưới gốc: Khumate + Đạm Cá Mio MuKai.

Kết hợp rải phân Hữu cơ Vi sinh Saitama hoặc phân Bác Sỹ Cây Trồng nhằm cung cấp các loại vi sinh có lợi cho đất trồng, kích hoạt vi sinh bản địa phát triển làm đất tơi xốp, hạn chế mầm bệnh Phytophthora, tăng pH đất giúp cây trồng phát triển.

Vườn cây bị nhiễm Phytophthora:

- Dùng Bigcrop Phosphonate để phun toàn bộ thân lá cây & tưới gốc.

- Mục đích: Tăng tính kích kháng của cây trồng, tiêu diệt nấm bệnh Phytophthora.

- Khoảng 5-7 ngày sau tưới gốc: Khumate + Đạm Cá Mio MuKai.

- Mục đích: Tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây ra cơi đọt mới, xanh lá, dày lá, cành to mập.

- Kết hợp rải phân Hữu cơ Vi sinh Saitama hoặc phân Bác Sỹ Cây Trồng.

Đất vườn nhiễm Paclobutrazol:

- Phun & tưới Dưỡng rễ (chứa vi khuẩn phân giải Paclobutrazol, vi khuẩn chịu mặn giải độc cho đất trồng).

- Mục đích: Giải độc Paclobutrazol và đất nhiễm mặn. Kích tạo rễ mới, làm tăng số lượng lông hút, giúp bộ rễ phát triển mạnh.

- Khoảng 5-7 ngày sau tưới gốc: Khumate + Đạm Cá Mio MuKai.

- Mục đích: Tăng cường dinh dưỡng cho cây trồng giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây ra cơi đọt mới, xanh lá, dày lá, cành to mập.

- Kết hợp rải phân Hữu cơ Vi sinh Saitama hoặc phân Bác Sỹ Cây Trồng